Hà Viết Sâm chuyên gia Chip Waveex

WAVEEX Việt Nam ban hành quy chế chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh. Giúp sản phẩm phát triển bền vững và lâu dài, đảm bảo quyền lợi giữa nhà phân phối, đại lý và người tiêu dùng trên toàn quốc.

Chương 1: Các quy định chung

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về:

  • Hành vi bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh.
  • Điều tra vụ việc có hành vi vi phạm.
  • Hình thức xử lý.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với:

  • Các Đại lý của Công ty.
  • Nhân viên của Công ty.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. “Công ty” là Công ty cổ phần Bizlink Pharma.
  2. “Đại lý của Công ty” là cá nhân, tổ chức đã ký kết hợp đồng đại lý phân phối với Công ty cổ phần Bizlink Pharma.
  3. “Phá giá lẻ” là trường hợp bán không đúng theo giá bán lẻ đã được Công ty công bố rộng rãi, có văn bản và đang bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
  4. “Phá giá sỉ” là trường hợp Đại lý báo giá hoặc công bố trên phương tiện thông tin đại chúng giá bán sỉ sản phẩm Công ty không đúng theo giá bán sỉ mà Công ty quy định.
  5. “Phá giá ngầm” là một cách thức phục vụ cho việc phá giá lẻ và phá giá sỉ. Giá trị của giao dịch khác hoàn toàn với giá trị trên thực tế của sản phẩm.
  6. “Bán phá giá” là tổng hợp những hành vi bán “phá giá lẻ”, “phá giá sỉ”, “phá giá ngầm” để lôi kéo khách hàng, đánh bại đối thủ trong việc kinh doanh.
  7. “Chèo kéo” là hiện tượng dẫn đến việc bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh thông qua các hình thức khuyến mãi, chương trình thưởng, hạ cột giá sản phẩm, lôi kéo các thành viên của Đại lý khác về Đại lý mình dưới bất cứ hình thức nào… nhằm thu hút số lượng người mua sản phẩm, ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho Công ty và các đối thủ khác cùng đang kinh doanh sản phẩm do Công ty cung cấp.
  8. “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh” là hành vi cạnh tranh trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, trái với các quy định mà Công ty đã ban hành dẫn đến thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty và các đối tác đang hợp tác với Công ty.
  9. “Phương tiện thông tin đại chúng” là các phương tiện được sử dụng để truyền đạt thông tin một cách rộng rãi, tức là có khả năng đưa thông tin đến quần chúng nhân dân như: báo in, tạp chí, truyền hình, mạng xã hội internet, sách,…
  10. “Đơn tố cáo” có thể bằng văn bản, thư tín điện tử, tin nhắn, điện thoại.
  11. “Chứng cứ tố cáo” là những gì có thật đã được Bộ phận chống bán phá giá tiếp nhận, điều tra xác minh và được dùng làm căn cứ xác định hành vi bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 4. Mục đích của Quy chế chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh

  • Để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong công tác quản lý về chống phá giá và cạnh tranh không lành mạnh trên toàn hệ thống phân phối của Công ty.
  • Đảm bảo công bằng quyền, lợi ích của các Đại lý.
  • Để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống phân phối Công ty.

Điều 5. Quyền cạnh tranh trong kinh doanh

Các đối tượng quy định tại Điều 2 được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ cho phép theo chính sách của Công ty như thực hiện chương trình khuyến mãi, minigame để thu hút khách hàng và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Việc cạnh tranh phải được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Công ty và các Đại lý khác, không trái với các quy định của Công ty và pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Nghĩa vụ tuân thủ trong kinh doanh

Bên cạnh việc sử dụng các quyền lợi để gia tăng hiệu quả trong kinh doanh, thì các đối tượng quy định tại Điều 2 phải tuân thủ tất cả các quy chế mà Công ty đã ban hành gồm các vấn đề sau đây:

Bán đúng giá theo quy định của Công ty.

Thực hiện các chương trình khuyến mãi, minigame theo quy định của Công ty hoặc các chính sách riêng theo chiến lược kinh doanh.

Điều 7. Trách nhiệm quản lý về bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh

Công ty thống nhất quản lý trực tiếp và đưa ra các quyết định xử phạt về hành vi bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh đối với các đối tượng là nêu tại điều 2.

Đại lý có trách nhiệm quản lý, thông báo các quy định mà Công ty đã đề ra cho Đại lý mà mình giới thiệu. Nếu Đại lý mà mình giới thiệu vi phạm quy chế Công ty ban hành thì Đại lý giới thiệu cùng liên đới chịu trách nhiệm trước Công ty trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Bộ phận chống phá giá của Công ty chịu trách nhiệm trước Công ty thực hiện quản lý về hành vi bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh.

Các phòng ban Công ty và các Đại lý của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ phận chống phá giá thực hiện quản lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bán phá giá.

CHƯƠNG II: HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Điều 8. Các trường hợp phá giá

  • Bằng hành vi trực tiếp hay gián tiếp để bán sản phẩm với giá thấp hơn giá bán lẻ được niêm yết của Công ty trong trường hợp bán lẻ đến tay người tiêu dùng (phá giá lẻ).
  • Bán với giá thấp hơn giá đã được niêm yết (phá giá sỉ)trong trường hợp bán sỉ cho khách hàng mua với số lượng lớn.
  • Sử dụng các hình thức thỏa thuận ngầm để giảm giá bán, tặng thưởng không đúng với quy chế của công ty nhằm che đậy các giao dịch thực tế (phá giá ngầm).

Điều 9. Các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh

  • Bán giá thấp hơn giá đã được Công ty quy định cho các trường hợp bán lẻ, bán sỉ.
  • Thực hiện các chương trình khuyến mãi, game, giảm giá sản phẩm, tặng thưởng sản phẩm, chính sách thưởng ngoài quy định mà Công ty đã đưa ra.
  • Chèo kéo khách hàng thông qua các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

Điều 10. Hậu quả của hành vi bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh

  • Nhằm lôi kéo khách hàng để bán chạy sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, nhận các chính sách thưởng từ công ty hay nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh, dẫn đến những hành vi trái với nguyên tắc, và các quy định mà Công ty đã đưa ra.
  • Những hành vi trên sẽ ảnh hưởng, gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến tình hình kinh doanh, phát triển cũng như các lợi ích khác của Công ty và các đối tác khác đang hợp tác với Công ty trên thị trường hiện nay.

CHƯƠNG III: BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHỐNG PHÁ GIÁ

Điều 11. Bộ phận chống phá giá

  • Công ty quyết định thành lập, quy định tổ chức, cơ cấu Bộ phận chống phá giá.
  • Bộ phận chống phá giá có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
  • Kiểm soát trực tiếp giá bán ra của các Đại lý đang bán hàng cho Công ty;
  • Thụ lý các trường hợp tố cáo bán phá giá hoặc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Điều tra các vụ việc liên quan đến phá giá, cạnh tranh không lành mạnh;
  • Ra kết luận và xử lý, xử phạt hành vi phá giá, cạnh tranh không lành mạnh trên cơ sở giải quyết giữa các bên liên quan trong vụ việc và tham khảo từ Tổng giám đốc;
  • Các nhiệm vụ khác theo quy định của Công ty.

Điều 12. Trưởng phòng pháp chế

  • Là người am hiểu, chuyên sâu về pháp luật.
  • Trưởng phòng pháp chế do Công ty bổ nhiệm.
  • Trưởng phòng pháp chế có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo Bộ phận chống phá giá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy chế này.

CHƯƠNG IV: ĐIỀU TRA VỤ VIỆC PHÁ GIÁ, CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Điều 13. Nguyên tắc điều tra

Việc giải quyết các trường hợp phá giá hoặc các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện theo Quy chế này.

Điều 14. Tố cáo các hành vi vi phạm

  • Các Đại lý, cộng tác viên, khách lẻ trên toàn hệ thống có quyền tố cáo đến Bộ phận chống phá giá khi cho rằng có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này.
  • Hồ sơ tố cáo phải có những tài liệu sau đây:
  • Thông tin người tố cáo bao gồm: họ và tên, số điện thoại, facebook và các thông tin khác (nếu có).
  • Thông tin người bị tố cáo bao gồm: họ và tên, số điện thoại, facebook và các thông tin khác (nếu có).
  • Những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm theo yêu cầu của Bộ phận chống phá giá Công ty.
  • Thái độ người tố cáo: phải nhã nhặn, lịch sự, có thái độ hợp tác theo yêu cầu của Bộ phận Chống phá giá.
  • Lưu ý: Các trường hợp gửi chứng cứ về Bộ phận chống phá giá nhưng thiếu lịch sự, tôn trọng trong giao tiếp thì Bộ phận chống bán phá giá có quyền không tiếp nhận, thậm chí không trả lời đối với người tố cáo.

Tố cáo trực tiếp và các kênh tiếp nhận hồ sơ tố cáo

  • Liên hệ số điện thoại: 0974049040 (Liên hệ vào giờ hành chính).
  • Email: samhv@bizlinkpharma.vn.
  • Bên tố cáo phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ đã cung cấp cho Bộ phận chống phá giá.

Điều 15. Nguồn chứng cứ

  • Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn sau đây:
  • Vật chứng là những thứ hữu hình nhìn thấy được để chứng minh là có hành vi vi phạm như hình ảnh, tin nhắn.
  • Lời khai của người làm chứng, người tố cáo được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, và các thiết bị ghi âm ghi hình khác.

Điều 16. Xác định chứng cứ

Chứng cứ để chứng minh hành vi bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh phải đảm bảo các thuộc tính vốn có gồm tính có thật và liên quan.

Tính có thật đòi hỏi những thông tin tài liệu được sử dụng làm chứng cứ phải có thật, mang tính khách quan phản ánh trung thực những tình tiết của vụ việc. Những thông tin, tài liệu làm chứng cứ có trước hoặc trong quá trình điều tra mà không được tạo ra một cách giả tạo nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Những chứng cứ này cũng phải đảm bảo tính chất gốc mà không thể làm lại hay mô phỏng lại.

Tính liên quan đòi hỏi những thông tin tài liệu làm chứng cứ phải có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành vi vi phạm, là cơ sở để xác định sự tồn tại hay không tồn tại của những vấn đề cần chứng minh, là yếu tố cần thiết đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc đúng đắn.

Điều 17. Đánh giá chứng cứ trong quá trình điều tra

Việc đánh giá chứng cứ phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị của chứng cứ.
  • Xác định khả năng sử dụng của từng chứng cứ.
  • Xác định tính chất, ý nghĩa và mức độ liên quan giữa các chứng cứ.
  • Xác định giá trị của từng chứng cứ trong việc chứng minh làm sáng tỏ sự việc.
  • Xác định hướng sử dụng tiếp theo cho quá trình điều tra và xử lý vụ việc.

Điều 18. Nghĩa vụ chứng minh và thu thập chứng cứ

  • Trường hợp khi Công ty nhận đầy đủ bằng chứng xác thực, đáng tin cậy của người tố cáo về hành vi vi phạm các quy định của Công ty. Bộ phận chống phá giá có nghĩa vụ thẩm định và xem xét hồ sơ tố cáo, thực hiện các biện pháp điều tra cần thiết nhằm xác minh các tình tiết, sự kiện trong hồ sơ tố cáo và thu thập thêm các chứng cứ cần thiết khác nhằm đưa ra kết luận chính xác về vụ việc.
  • Bên tố cáo có nghĩa vụ thu thập chứng cứ để cung cấp cho Bộ phận chống phá giá khi thực hiện quyền tố cáo.
  • Trong trường hợp Công ty phát hiện có hành vi vi phạm và khởi xướng một cuộc điều tra thì Bộ phận chống phá giá có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Khi tiến hành thu thập chứng cứ Bộ phận chống phá giá sẽ thực hiện những quyền năng cơ bản để yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin và giải trình sự việc.
  • Bộ phận chống phá giá có trách nhiệm hướng dẫn cho bên tố cáo cách thức lấy và cung cấp chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm.

Điều 19. Trách nhiệm của bên tố cáo

  • Bên tố cáo phải cung cấp đầy đủ chứng cứ và đảm bảo tính xác thực. Trường hợp đưa ra chứng cứ không đầy đủ như: chỉ có hình ảnh, đoạn tin nhắn… thì phải cung cấp thêm chứng cứ theo yêu cầu của Bộ phận chống phá giá. Nếu không hợp tác thì Bộ phận chống phá giá có quyền không tiếp nhận tố cáo.
  • Bên tố cáo phải có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ một cách trung thực theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế này.
  • Bên tố cáo phải chịu trách nhiệm trước mọi hành động tố cáo của mình. Trường hợp tố cáo khống, làm giả chứng cứ nhằm mục đích bất chính gây ảnh hưởng và có nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tình hình kinh doanh của người bị tố cáo thì sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và bị áp dụng các hình thức xử phạt của Công ty.

Điều 20. Thời hạn giải quyết

Thời gian giải quyết vụ việc phá giá hay cạnh tranh không lành mạnh tùy thuộc vào tính chất của vụ việc cũng như quá trình làm việc của các bên liên quan.

Thời hạn trung bình để giải quyết vụ việc bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ tố cáo hành vi vi phạm.

Những trường hợp phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài thêm.

Điều 21. Kết luận giải quyết vụ việc

  • Sau khi điều tra làm rõ vụ việc, Bộ phận chống phá giá có trách nhiệm đưa ra kết luận giải quyết vụ việc.
  • Thông tin, tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm được công khai hoặc không công khai phụ thuộc vào ý chí của bên tố cáo.
  • Dựa trên ý chí cũng như sự quyết định các bên, Bộ phận chống phá giá sẽ thông báo kết quả cho các bên trong từng vụ việc.

Điều 22. Quyết định xử phạt

Sau khi có kết luận giải quyết vụ việc thì Bộ phận chống phá giá sẽ báo cáo với Tổng giám đốc về hành vi vi phạm. Sau khi Tổng giám đốc xét duyệt kết luận có hành vi vi phạm quy định của Công ty, Bộ phận chống phá giá sẽ ra Quyết định xử lý đối với hành vi vi phạm theo quy định của Quy chế này hoặc đề nghị cơ quan pháp luật tham gia xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

CHƯƠNG V: XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ VÀ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Điều 23. Các hình thức, cách thức xử lý vi phạm về hành vi bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh

Hình thức xử lý chung cho mọi hành vi vi phạm lần đầu là CẢNH CÁOvà buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Theo đó, cảnh cáo bao gồm cảnh cáo cá nhân/ Đại lý vi phạm và Đại lý giới thiệu.

Trong trường hợp vi phạm và bị xử lý theo khoản 1 điều này nhưng người vi phạm vẫn tiếp tục vi phạm, có thái độ không hợp tác thì tùy theo mức độ Bộ phận chống phá giá sẽ xem xét áp dụng các biện pháp:

Nhân viên Công ty:

  • Đuổi việc
  • Đề nghị cơ quan pháp luật giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đại lý của Công ty:

  • Không được tài trợ, hỗ trợ các quyền lợi như các Đại lý khác trong một khoảng thời gian nhất định hoặc bị tước bỏ vĩnh viễn. Hình thức xử phạt này sẽ được đăng công khai trên toàn bộ hệ thống.
  • Hủy hợp đồng Đại lý: Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người vi phạm và các bên liên quan có thể bị áp dụng biện pháp Hủy hợp đồng Đại lývà loại khỏi hệ thống phân phối vĩnh viễn. Khi Đại lý bị Công ty Hủy hợp đồng Đại lý thì các Đại lý khác tuyệt đối không được bán hàng kể cả trực tiếp hay gián tiếp. Nếu vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt với mức từ cảnh cáo đến Hủy hợp đồng Đại lý, loại khỏi hệ thống phân phối vĩnh viễn, hoặc xử lý bằng pháp luật để bồi thường thiệt hại cho các bên bị hại.

Thời gian thực hiện: Ngay sau khi kết luận xử lý vụ việc.

Điều kiện áp dụng: xem xét áp dụng trên các tiêu chí sau:

  • Vị trí phân mức trong hệ thống.
  • Chứng cứ.
  • Tính chất, mức độ và hậu quả hành vi vi phạm.
  • Số lần vi phạm.
  • Thái độ thiện chí hợp tác.
  • Nghiêm cấm các hành vi sau khi bị đuổi việc/ hủy hợp đồng Đại lý
  • Tiếp tục lấy hàng ngầm để kinh doanh.
  • Kinh doanh qua người khác (trung gian).
  • Tác động bằng lời nói hoặc hành vi đến người khác nhằm lôi kéo, dụ dỗ các đối tác của Công ty hiểu sai lệch vấn đề dẫn đến thực hiện hành vi không lành mạnh trong kinh doanh, gây thiệt hại đến lợi ích của hệ thống WaveEX.

Nếu cố ý thực hiện, Công ty sẽ tiến hành CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆ BẰNG PHÁP LUẬT để bảo vệ quyền lợi của mình.

Điều 24. Thi hành quyết định xử phạt

  • Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký.
  • Các bên liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt. Bộ phận chống bán phá giá có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc thi hành quyết định.

Điều 25. Góp ý về biện pháp hạn chế tình trạng phá giá và cạnh tranh không lành mạnh

Với mục đích xây dựng và phát triển môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong hệ thống phân phối của Công ty.

Bên cạnh việc đưa ra các hình thức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm, Công ty luôn thiện chí tiếp nhận các ý kiến phản hồi cũng như đóng góp xây dựng, đề xuất các giải pháp phù hợp nhất để hạn chế tình trạng bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh.