Bạn đang hoặc đã trang bi điện thoại cho con em mình. Nhưng vẫn còn phân vân giữa mặt lợi và hại của chúng? Đừng quá lo lắng. Với 10+ tác hại của điện thoại đối với học sinh trẻ em được kể dưới đây, bạn sẽ có câu trả lời đầy đủ nhé.
Việc của bạn là cần quan tâm chăm sóc con hơn nữa. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường về vấn đề sử dụng điện thoại của con em mình nhé. Đừng để nguy hiểm cận kề rồi mới tính.
1. Sao nhãng việc học tập
Khi điện thoại được cho phép mang vào lớp học. Nếu không có sự sát sao của cô giáo chủ nhiệm thì tình trạng lạm dụng sử dụng điện thoại sẽ rất lớn.
Cô giảng thì cứ giảng. Học sinh nào học thì cứ học. Còn lại học sinh khác sử dụng điện thoại trong giờ học cô làm sao quản hết được. Dẫn đến không hiểu bài, hổng kiến thức. Hệ lụy kết quả học tập xa xút, đến một lúc nào đó là chán học.
Nhiều học sinh không tập trung vào việc học mà thường xuyên selfie. Tranh thủ chụp hình thầy cô đang giảng bài rồi đăng Facebook. Có thể là hình ảnh thầy giáo với khuôn mặt đăm chiêu, cô giáo đang cau có, la mắng học sinh chưa ngoan,.. Hệ lụy đến chất lượng học tập và mối quan hệ thầy trò bị sứt mẻ.
Ngoài ra nếu trong giờ kiểm tra mà học sinh được sử dụng điện thoại rất dễ dẫn đến thói quen lười biếng, ỷ lại,..
2. Triệt tiêu sự động não, sáng tạo của học sinh
Khi tất cả tri thức đều nằm gọn trong lòng bàn tay, chỉ cần bật máy có kết nối mạng là tha hồ tra cứu. Vậy thì cần gì phải ôn bài, làm bài cũ, động não suy nghĩ cho mệt người.
Câu thần trú “Cái gì không biết lên tra Google” đã được học sinh áp dụng triệt để. Như vậy không biết tương lai của các em sẽ đi đâu về đâu? Đó là dấu hỏi lớn đặt ra cho các bậc phụ huynh.
3. Học sinh giao tiếp thụ động
Với mức độ sử dụng điện thoại liên tục cả ngày lẫn đêm, con em bạn chủ yếu sống trong không gian ảo. Giao tiếp trong không gian ảo. Tất cả chỉ dùng các kỹ năng “bấm ngón tay, vuốt, lướt” thế giới mạng. Có thể ngồi cạnh nhau nhưng vẫn chát chít online cả.
Ngôn ngữ mà không được rèn rũa, giống như thanh gươm báu để lâu bị hoen gỉ, không thể sắc lẹm được.
Vậy là sự giao tiếp trực tiếp sẽ diễn ra rất ít. Có khi còn không mấy giao tiếp với bố mẹ nữa. Đi học về, tắm rửa, rồi xuống ăn cơm với bố mẹ, chắc gì được vài câu trao đổi? Bố mẹ thì không hiểu được hoạt động, tâm sinh lý của con. Còn học sinh thì co vào trong vỏ ốc an toàn của mình.
4. Thờ ơ, vô cảm với cuộc sống
Lứa tuổi mới lớn các em rất dễ dàng tiếp cận và thích thú với các thông tin tiêu cực. Từ các mạng xã hội, từ các hội nhóm, các em chia sẻ cho nhau những bức ảnh, những thước phim nóng, hình ảnh bạo lực.
Khi đã quen với những hình ảnh, ngôn từ đó, học sinh sẽ phần nào bị chai lỳ cảm xúc dẫn tới thái độ thờ ờ, vô cảm với cuộc sống.
Mà cuộc sống này, quá nhiều điều tốt đẹp nhưng thường bị lãng quên bởi những tin tức giật gân, tiêu cực.
Các con còn trẻ mà đã vậy thì hỏi lúc trưởng thành sẽ ra sao? Rồi các con lại phải chữa lành, phải dùng tâm lý trị liệu để hàn gắn những tổn thương về cảm xúc đó mới mong trở thành người hữu ích.
5. Dễ dàng bị dụ dỗ, mua chuộc, bị lợi dụng bởi kẻ xấu
Tuổi mới lớn, các em rất dễ dàng chia sẻ mọi thứ lên mạng xã hội. Từ ăn uống, học hành đến vui chơi giải trí. Mà tần suất học sinh selfie cực lớn, check in đủ mọi nơi.
Đây cũng là cái dấu vết để cho kẻ xấu lợi dụng, khai thác những điểm yếu của con em mình.
Ngoài ra những kỹ năng mềm, kỹ năng phòng về của các con chưa tốt, mức độ hiểu biết xã hội chưa nhiều, rất dễ bị dẫn dụ tham gia các hội nhóm không lành mạnh. Có thể dẫn đến tổn thưởng cả thể xác lẫn tinh thần.
6. Thực hiện theo các thử thách dại dột, gây nguy hiểm đến tính mạng
Trên các mạng xã hội luôn tràn ngập các thử thách có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con em bạn. Chắc bạn đã nghe qua vài thử thách như thế.
- Trò kinh dị Momo khiến trẻ em hoảng sợ. Đây là thử thách đe dọa trên mạng nhắm vào trẻ em thông qua Facebook, WhatsApp và YouTube. Thử thách Momo (Momo challenge) có nội dung độc hại, hướng dẫn trẻ em tự sát.
- Thử thách bóp cổ: Trò chơi thách thức người dùng quay phim bản thân tự bóp cổ hoặc nhờ người khác thực hiện cho đến khi bản thân sắp ngất xỉu. Người dùng miêu tả cảm giác khi thực hiện thử thách là “hưng phấn như dùng thuốc”. Theo Time, nhiều trường hợp tử vong bởi không biết cách dừng lại đúng lúc đã được thông báo, đa số nạn nhân nằm ở độ tuổi 10-15.
- Thử thách Cá voi xanh: bắt nguồn ở Nga từ năm 2016, thử thách dần lan rộng ra khắp thế giới. Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách trong vòng 50 ngày, vào lúc 4h sáng mỗi ngày. Người chơi buộc phải thực hiện những hành vi từ bình thường đến nguy hiểm. Ngày thứ 50, người chơi sẽ được công nhận là “người chiến thắng” khi tự kết liễu cuộc đời. Thử thách gây ra nhiều vụ tự sát tại Nga và các nước Châu Âu.
- Blackout challenge: Một cậu bé 12 tuổi ở tiểu bang Oklahoma (Mỹ) đã tử vong sau khi tham gia thử thách trên TikTok. Thử thách yêu cầu mọi người tự làm mình ngạt thở cho đến khi bất tỉnh. Rất nhiều trẻ em khác trên thế giới đã tử vong khi tham gia thử thách này
Những thử thách trên các trang mạng xã hội đặc biệt gây hấp dẫn đối với con em bạn. Bởi lứa tuổi này thường mong muốn sự chú ý và khao khát có được sự cổ động từ bạn bè và cư dân mạng. Vì thế, trẻ em thường sẽ có những hành vi chấp nhận rủi ro nếu hành vi đó được nhiều người đón nhận.
Bạn có rùng mình khi nghĩ đến khoảnh khắc con em mình thực hiện thử thách như thế?
7. Trẻ em phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường đáng báo động
Thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy,… Điều nguy hại này sẽ làm gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường. Những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,..
Rất nhiều trường hợp đáng tiếc như đánh ghen, dần mặt bạn bè, tổ chức bang hội đánh nhau. Nguy hiểm hơn học sinh còn đánh cả thầy cô giáo dậy mình. Chuẩn mực đạo đức bị tha hóa vì lối sống buông thả theo mạng xã hội dẫn dắt.
Oh còn một vấn đề cấp bách mà quên chưa đề cập đến bố mẹ phụ huynh. Đó là hiện tượng yêu đương sớm, phá thai vô tội vạ ở giới trẻ đang diễn ra vô cùng nghiên trọng.
Bố mẹ có biện pháp gì hiệu quả khi con mình ngỗ ngược như vậy chưa?
8. Ăn chơi đua đòi, chạy theo lối sống vật chất
Bắt chiếc theo các ngôi sao, thần tượng ca nhạc kpop, diễn viên,.. Học sinh thời nay ăn mặc sành điệu, tóc nhuộm theo mốt, dùng điện thoại hàng hiệu, đi xe tay ga đắt tiền. Đó là hình ảnh thường thấy của học sinh trên mỗi nẻo đường phố hiện nay.
Khi lối sống vật chất được đề cao, các con không còn trân quý sức lao động, khinh thường những người yếu thế. Trẻ em rất dễ a dua, đua đòi theo bạn bè để học những điều nguy hại đó.
9. Nghiện game điện thoại, internet, mạng xã hội
Dấu hiệu để nhận biết trẻ nghiện game, internet và mạng xã hội?
- Trẻ luôn nghĩ về game, internet, mạng xã hội, lúc nào cũng tìm tòi để chơi và sử dụng.
- Cảm thấy bồn chồn, ủ rũ, khó chịu hoặc dễ bị kích thích khi giảm thời gian, không được chơi hay không được sử dụng.
- Sa sút học tập, giảm chất lượng cuộc sống, mất dần các mối quan hệ ý nghĩa do dành nhiều thời gian cho game, internet và mạng xã hội (không quan tâm đến người xung quanh, thu hẹp giao tiếp với mọi người)
- Chơi game, sử dụng internet hoặc mạng xã hội quá 6 giờ/ ngày (là nghiện). “Thế giới ảo” rất có thể dần thay thế “cuộc sống thật” và gây ra các vấn đề về sức khỏe, học tập cũng như các vấn đề về trạng thái như: căng thẳng, trầm cảm, lo âu hay rối loạn giấc ngủ.
Bạn thấy con em mình có những dấu hiệu như trên chưa? Hãy chăm sóc yêu thương con em mình nhé đừng để nghiệm điện thoại phá hỏng tương lai của con.
10. Suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm sinh lý
Việc học sinh trẻ nhỏ nghiện sử dụng điện thoại thông minh về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là đôi mắt và não bộ.
- Tiếp xúc quá lâu với màn hình điện thoại sẽ khiến cho mắt của bé bị mỏi và tổn thương. Theo thống kế hiện nay Việt Nam hiện có hơn 3 triệu trẻ em bị các vấn đề về mắt từ cận thị, loạn thị, viễn thị,…
- Sóng điện thoại có những tác động tiêu cực tới não bộ cũng như bộ phận sinh dục của bé.
- Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà nghiện điện thoại thông minh còn có tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Chúng dành phần nhiều thời gian của mình để tiếp xúc với điện thoại nên gần như mất liên kết với thế giới thực tế bên ngoài và bố mẹ. Nhiều trẻ trở nên trầm cảm, khó gần. Nhiều trẻ lại mắc phải chứng tăng động, dễ cáu gắt và khó nghe lời hơn rất nhiều. Để lâu dễ rơi vào chứng trầm cảm. Từ đó sự phát triển của trẻ không được toàn diện.
Như vậy việc biết sử dụng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh mặt tích cực là giúp cho trẻ phát huy trí não tốt, tiếp cận được với công nghệ hiện đại mới thì mặt hại lại nhiều hơn gấp nhiều lần. Bạn có thất giật mình với 10+ tác hại của điện thoại đối với học sinh trẻ em vô cùng cấp bách đó?
11. Giải pháp hữu hiệu giúp tránh được tác hại của điện thoại đối với học sinh và trẻ em giai đoạn hiện nay
Giãn cách rồi lại giãn cách. Các con không có cơ hội được đến trường. Chỉ ở nhà gắn bó chặt chẽ với điện thoại để học hành online. Mà bố mẹ vẫn phải đi làm để kiếm cơm thì kiểm soát con như thế nào để sử dụng điện thoại một cách phù hợp?
- Hãy giao tiếp, trò chuyện, tâm sự với con thật nhiều để hiểu con. Cho con được bộc bạch những mong muốn, tâm sự của mình.
- Trở thành người bạn của con, đồng hành trong mọi hoàn cảnh. Khi con tin tưởng thì không cái gì con không chia sẻ cho bố mẹ cả.
- Chỉ cho con những mặt tốt đẹp, những mặt hạn chế của điện thoại. Hướng dẫn con cách sử dụng điện thoại đúng cách. Cho con những giới hạn cần thiết khi sử dụng các thiết bị này.
- Lên thời gian biểu cụ thể của việc học online và giải trí trên điện thoại. Cùng con xác lập kế hoạch này và thực hiện chúng. Nên có chế tài thưởng phạt công minh để kích thích con thực hiện đúng theo kế hoạch.
- Cần có những răn đe, uốn nắn cần thiết khi con vi phạm. Hãy là người dẫn đường của con để uốn nắn, chỉ dậy. Đừng chỉ cậy ta là bố mẹ nên có quyền thích làm gì thì làm.
- Phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để việc học tập của con được hiệu quả.
Ngoài ra tác hại của điện thoại với trẻ em rất lớn. Không những vậy điện thoại còn kết nối với wifi, đây cũng là sát thủ vô hình với những tác hại của sóng wifi cũng không hề kém cạnh. Như vậy song song 2 thiết bị có kết nối với nhau dẫn đến vấn đề tác hại đối với học sinh và trẻ em càng nguy hiểm gấp bội. Nên hãy hạn chế cho con em mình sử dụng điện thoại bạn nhé.
Tổng kết những tác hại của điện thoại đối với học sinh & trẻ em bố mẹ không thể thờ ơ
Mọi sự trên đời đều có 2 mặt của nó. Với điện thoại di động cũng vậy. Đây là công cụ vô cùng hiệu quả giúp đỡ rất nhiều cho việc học tập, tra cứu tài liệu của học sinh. Là công cụ kết nối với xã hội, với thể giới. Để các con không còn tụt hậu như thế hệ cha ông.
Nhưng hệ lụy hay mặt trái của điện thoại thì cũng nhiều vô kể. Từ sao nhãng việc học hành, làm giảm chất lượng học tập. Đến kết bè kéo cánh, học hỏi đua đòi những điều xấu xí, vô bổ, trái thuần phong mỹ tục,.. Dẫn đến sức khỏe xa sút, ảnh hưởng đến mắt, não. Gây tâm lý bất ổn, lo âu, trầm cảm ở trẻ em.
Bố mẹ là người đưa đường chỉ lối, hãy dẫn đắt con sử dụng điện thoại một cách hiệu quả nhất để cân bằng giữa được và mất nhé.
Ngoài ra là người bố mẹ có trách nhiệm, thương yêu con hết mực thì hãy gắn ngay Chip chống bức xạ điện từ Waveex lên điện thoại của con nhé. Gắn Chip Waveex lên điện thoại giúp con em giảm bớt những tác hại của điện thoại đối với học sinh nhé.
Hãy bảo vệ con em mình vì tương lai của con em chúng ta!